
Xổ giun (tẩy giun) cho chó mèo - những điều cần biết
Tẩy giun là một bước quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho chó mèo, giúp loại bỏ ký sinh trùng đường ruột và ngăn ngừa các bệnh do giun sán gây ra.
1. Khi nào cần xổ giun cho chó mèo?
Đối với chó:
- Lần đầu tiên: Khi chó con được 2 tuần tuổi.
- Lặp lại 2 tuần/lần cho đến khi được 2 tháng tuổi.
- Từ 2 tháng tuổi trở lên: Tẩy giun định kỳ 1 lần/tháng cho đến 6 tháng tuổi.
- Chó trưởng thành: 3-6 tháng/lần (tùy vào môi trường sống và thói quen ăn uống).
Đối với mèo:
- Lần đầu tiên: Khi mèo con được 3 tuần tuổi.
- Sau đó: Lặp lại mỗi 2 tuần/lần đến khi được 2 tháng tuổi.
- Từ 2 tháng tuổi trở lên: Tẩy giun 1 lần/tháng đến 6 tháng tuổi.
- Mèo trưởng thành: 3-6 tháng/lần.
2. Dấu hiệu chó mèo bị nhiễm giun
- Bụng phình to nhưng cơ thể gầy yếu
- Tiêu chảy, phân có giun hoặc có máu
- Lông xơ xác, thiếu sức sống
- Chán ăn hoặc ăn nhiều nhưng không tăng cân
- Dấu hiệu nôn mửa, có thể nôn ra giun
3. Các loại thuốc tẩy giun phổ biến
- Thuốc viên: Drontal, Bayer, Fubenzon, Wormclear, Sanpet, Rantel...
- Thuốc nước: Bio Feby Oral (dùng được cho chó mèo từ 2 tháng tuổi)...
- Thuốc nhỏ gáy (chống cả ký sinh trùng ngoài da): Advocate, Revolution,...
Lưu ý: Chọn thuốc phù hợp theo cân nặng và tuổi của thú cưng.
4. Cách tẩy giun đúng cách
- Cho chó mèo uống thuốc trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn.
- Không cho ăn trước khi tẩy giun 2-3 tiếng để thuốc hiệu quả hơn.
- Sau khi tẩy giun, theo dõi phân, có thể thấy giun bị đào thải.
- Nếu có dấu hiệu bất thường (nôn mửa, tiêu chảy nặng), cần liên hệ bác sĩ thú y.
5. Phòng ngừa giun sán cho chó mèo
- Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, khô ráo
- Tránh cho chó mèo ăn thức ăn sống, thịt chưa nấu chín.
- Dùng thuốc phòng ngừa ký sinh trùng định kỳ.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường bẩn, phân động vật khác.